SẦU RIÊNG - KHÔNG NÊN - ĐỐT ĐỌT - NÊN - DÌU ĐỌT

CLICK VÀO ẢNH ĐỂ XEM VIDEO

Trong video nầy Kỹ Sư Thành sẽ hướng dẫn cho bà con quy trình xử lý ra hoa và bảo vệ trái, hạn chế đi đọt trong lúc cây xuống nhị và lúc trái còn nhỏ và giải đáp một số câu hỏi của bà con về kỹ thuật canh tác và phòng trừ nấm bệnh trên cây sầu riêng. - Sau khi sầu riêng thu hoạch thì bà con chuẩn bị bón phân phục hồi cây, cắt tỉa cành, vệ sinh vườn bằng dung dịch bordeaux, - chăm sóc cây ra 2 cơi đọt, cơi đọt thứ 2 lá chuyển qua lá lụa thì chúng ta ngắt phân và nước, chúng ta tiến hành phun sản phẩm phân hoá mầm hoa đều trên lá và cành phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày sau đó chúng ta phun sản phẩm kích ra hoa lưu ý sản phẩm nầy chỉ phun trên cành tránh phun vào lá gây chùng lá - sau khi ra hoa hình mắc cua khoảng 3-5 phân chúng ta phải chủ động bón phân tưới nước để kích thích cho cây ra đọt sớm, bước nầy rất quan trọng chúng ta phải cố gắn đẩy đọt thành công để tránh cây đi đọt lúc xống nhị hay lúc nuôi trái non, khi đó là cây sẽ bỏ trái không nôi trái mà chỉ nuôi đọt - Khi cây đẩy đọt xong thì chúng ta bón kali xuống gốc để kìm hãm cây sẽ đi đọt sau nầy, chúng ta chia ra bón lần 2 lúc xã nhị 20 ngày và khi quả bằng trứng cút bón thêm lần 3 - Chúng ta phu Kali 9 và MKP sữa 15 ngày 1 lần để ngăn cây đi đọt, chẳng may thời tiết bất lợi, mưa nhiều thì chúng ta tăng số lần phu lên 5 ngày 1 lần , cách diều đọt nầy rất hiệu quả, bà con không nên áp dụng phương pháp đốt đọt sẽ hại cho cây, Kali 9chúng ta có thể phun vào trái để chống rụng trái - Khi trái lớn bằng chén cơm thì chúng ta ngưng không chặn đọt nữa, có thể tưới nước, bón phân để cây nuôi trái - Chúng ta có thể phun ngừa nấm bệnh gây thối rụng trái, sâu ăn bông, bọ cánh cam - Phun canxibo để tăng đậu trái và phun sản phẩm tròn trái


Bài viết liên quan

Truy cập
 8 Today   (1 đang xem)
 6.306 lượt truy cập